Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

NIỀM ĐAU CỦA ĐÁ

                                                 Núi Bà Đen Tỉnh Tây Ninh

Từ cổ xưa, con người ít biết nhiều về lợi ích của đá. Các bộ lạc của những sắc tộc thời sơ khai chỉ biết dùng đá làm vũ khí để chống lại thú rừng hoang dã. Họ dùng đá chế biến rất hữu hạn….Sau này con người đã biết tầm hữu ích của nó bắt đầu khai thác triệt để và đá trở nên một nguyên vật liệu quý hiếm. Con người dùng đủ mọi hình thức để khai thác tạo lợi nhuận. Cách thức khai thác của con người mỗi nơi mỗi khác. Có nơi họ dùng chất nổ để đánh bưng những tảng đá lớn rồi dùng bàn tay của nhân công đập từng cục nhỏ hơn, hoặc dùng máy xay đúng cỡ để dùng vào việc xây dựng hoặc thực dụng khác. Việc làm có tính vật chất và kinh tế. Nếu nhìn góc cạnh tâm linh thì đá cũng có “ linh hồn”. Bởi theo triết lý học của hầu hết các tôn giáo thì mỗi vật thể trên trái đất đều có linh hồn,và đã được xếp theo một đẳng cấp nhất định, là Vật Chất hồn,Thảo Mộc Hồ, Thú Cầm Hồn và đẳng cao nhất là Nhơn Hồn tức con người. Và từ lối nhìn trên triết thuyết đó. Nên đá vẫn có niềm đau.

 

Trái mìn bung đá núi

Văng từng mảnh trơ vơ

Xé tan tành khối đá

Để người ta làm nhà

Cho người ta buôn bán

Thu tiền cười hê ha!

 

Trái mìn nổ rất cao

Trong lòng sâu tế bào

Thịt da nào tan nát

Từng miếng rơi xuống hào

 

Vì quyền lợi kinh doanh

Họ kích mìn nổ nhanh

Người công nhân đập đá

Bị sức ép hoành hành

 

Có người đã tử vong

Vì miểng đá đâm trong

Nằm trong tim, trong óc

Mất đi tuổi xuân hồng.

 

Có trái mìn nổ xa

Lướt qua làng thịt da

Làm tan hình của đá

Trông quái dị ngỡ là

 

Một bà mẹ ôm con

Hai bàn tay chẳng còn

Đứng trơ trong khoảng vắng

Với hơi thở mỏi mòn

 

Hỡi những người “Thầu” đá

Đừng nên vì hàng hóa

Xin hiểu đến cho dùm

Đá cũng có niềm đau.